Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Chuyện bắt đầu hôm nay
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Trong những ngày cuối năm 2014, Tổng thống Obama đã để lại một dấu ấn cho lịch sử Hoa Kỳ. Đó là việc Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba hôm 17/12/2014, sau hơn 5 thập niên trắc trở kể từ ngày 17 tháng 4 năm 1961 khi cuộc đồ bộ Vịnh Con Heo (Bay of Pigs) thất bại.

 



 


Đây là một tin mừng, mang tính đột phá mà cả thế giới đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, kết quả trải qua quá trình đàm phán kéo dài hơn cả năm qua tại Ottawa, Canada do Phụ tá An ninh Quốc gia Ben Rhodes làm trưởng đoàn.

 

Mặc dầu trong năm qua nước chủ nhà Canada và còn là người tổ chức luôn luôn giữ im lặng cho các cuộc gặp gỡ đi, về giữa 2 đoàn, mãi cho đến hôm 18/12/2014 Thủ tướng Steven Harper mới tuyên bố: “ Đây thật là vinh dự cho đất nước chúng tôi (Canada) đã đón tiếp 2 phái đoàn trong tiến trình đàm phán thời gian qua”.    

 

Động lực đưa đến ngày lịch sử giữa 2 quốc gia nầy chúng ta không thể bỏ quên vai trò của Vatican, đứng đầu là Đức Giáo Hoàng Francis. Thực tế trong tiến trình bình thường hóa bang giao giữa Mỹ-Cuba khi bắt đầu chuyển giao quyền lực từ Giáo Hoàng Benedict XVI và Giáo Hoàng Francis, ngài đã thúc đầy Hoa Thịnh Đốn và Havana tìm kiếm một sự đồng thuận tương đối trong thời gian đầu để làm nền tảng cho việc khai thông những bế tắc trước đây. Từ đó vào đầu nhiệm kỳ thứ 2 Tổng thống Obama đã bật đèn xanh cho phép giới chức ngoại giao Hoa Kỳ thăm dò một cuộc đối thoại bí mật với Havana. Riêng trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama tại tòa thánh La Mã, Đức Giáo Hoàng đã thông báo cùng Tổng Thống rằng Chủ tịch Cuba Raul Castro trên căn bản đã đồng ý các đòi hỏi của Hoa Kỳ và sẵn sàng tiến đến bình thường hóa giữa hai quốc gia. Ngoài ra Giáo Hoàng Francis cũng đã gửi thư đến nhị vị lãnh đạo Mỹ-Cuba yêu cầu cả 2 nên chấm dứt những hành động thù nghịch kéo dài suốt 53 năm qua. 

 

Để bắt đầu một trang sử mới, Ngoại trưởng John Kerry đã trao đổi với người đồng cấp Cuba là Ngoại trưởng Bruno Rodriguez 4 lần qua điện thoại về trường hợp của Alan Gross, người bị tòa án Cuba tuyên án 15 năm tù vì tội làm gián điệp. Cho đến trung tuần tháng 9 hai bên Hoa Kỳ-Cuba đã thỏa hiệp và sẽ trao trả tự do cho Alan tại một cuộc họp ngoại giao ở Vatican. Ngoài ra trong những lần đàm phán, Tòa Bạch Ốc còn yêu cầu Cuba trả tự cho một nhân viên gián điệp Mỹ dấu tên đã bị Cuba tuyên án 20 năm tù vì có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Cuba. Cùng lúc ấy,  Ana Belen Montes, một nhà phân tích cao cấp của cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ và vợ chồng nhân viên thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Walter Kendall Myers cũng được yêu cầu trao trả. Dĩ nhiên, tất cả các trường hợp trên có lẽ đã được giải quyết một cách im lặng, ngoại trừ trường hợp Alan Gross.

 

Tất cả những chồng chéo trong ½ thế kỷ qua giờ đây đã được khép lại sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Obama và Chủ Tịch Cuba Raul Castro công bố quyết định lịch sử. Trong thông điệp đầu tiên cùng quốc dân Hoa Kỳ và Cuba, cả hai vị lãnh đạo đều nhắc đến Đức Giáo Hoàng với lời cám ơn trân trọng trong vai trò đầu mối cho sự khai thông tiến trình đàm phán. Đấy là quyết định quan trọng không chỉ mang lại lợi ích riêng cho Cuba, mà đối với Hoa Kỳ còn có lợi ích chiến lược, vì Cuba nằm sát nách Hoa Kỳ. Chính vì lỳ do ấy nên Tổng Thống Obama đã tuyên bố: “ Nếu có bất kỳ chính sách ngoại giao nào của Mỹ đã bị lỗi thời, thì đó là chính sách Mỹ-Cuba”.

 

Trái ngược với niềm vui của người Cuba trong nước, một bộ phận nhỏ người Mỹ gốc Cuba, đứng đầu là Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, ứng viên Tổng Thống thuộc đảng Cộng Hòa tiểu bang Florida đã lên tiếng chống đối và cho rằng Tổng Thống Obama đã đầu hàng Công Sản. Với những lời lẻ mạnh bạo trên Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio đã đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi tổ quốc Hoa Kỳ và nguồn gốc Cuba của mình. Trên thực tế, sau Cuba chỉ còn duy nhất Bắc Hàn là quốc gia cộng sản chưa bang giao với Hoa Kỳ. Như thế, số phiếu người Cuba hiện nay tại Florida chỉ có 1,213.438 người không thể quan trọng hơn 11.27 triệu người dân Cuba. Thế thì, Nghị sĩ Rubio có thể chống cộng sản vì bất cứ lý do nào, nhưng ông không thể chống lại nhu cầu chiến lược của Hoa Kỳ và mong ước của người dân Cuba. Và nữa, sự mở cửa giữa Hoa Kỳ và Cuba trong tương lai tự nó sẽ mang lại làn gió mới cho tiến trình dân chủ hoá đất nước.

 

Hãy nhìn ngược dòng cách đây 20 năm khi Tổng thống Clinton quyết định bang giao với Việt Nam, tại hải ngoại có thiểu số vì những hiệu chứng quá khứ quằn quại trên vai nên chống đối. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn xa hơn sẽ thấy quyết định của Tổng Thống Clinton lúc bấy giờ là nhu cầu cần thiết chẳng những dành riêng cho Việt Nam mà quyết định ấy mang tầm nhìn chiến lược ở Biển Đông nói riêng và Đông Nam Á nói chung, nhằm ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đó là quyết định khôn ngoan, nhìn xa và chiến lược xuyên thấu của Tổng Thống Bill Clinton 20 năm trước.

 

Lịch sử 20 năm qua ở Hà Nội có sự lặp lại 20 năm sau ở Havana. Tuy nhiên, sự ma sát của những hiện tượng chính trị thì trái ngược nhau, bởi chủ thuyết Domino của Trunam ra đời năm 1947  ngày nay đã bị đào thải và đi tìm một Biên cương mới ( New Frontier) của Kennedy cũng bị yếu tố thời gian và không gian chính trị hạn chế. Chính vì lẽ đó cho nên Tổng thống Clinton và Tổng thống Obama tìm kiếm giải pháp tốt hơn ở không gian Việt Nam và Cuba. Giống như lời phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry về tiến trình bang giao tại Bộ Ngoại Giao: “ Quyết định bang giao với Havana ngày hôm nay cũng giống như cách đây 20 năm với Hà Nội. Đây là chuyến tàu cuối cùng có nhiều sóng gió nhưng chúng ta cần phải vượt qua. Vì bên kia trời sẽ sáng”./.

 

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
    Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông. (12-09-2014)
    Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương (16-08-2014)
    Iraq, bài toán không tìm ra đáp số (09-07-2014)
    Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow. (15-06-2014)
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
    Tiếng gọi Hoàng Sa (20-01-2014)
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152737461.